Cổ Định - Tân Ninh Khám phá ngôi làng huyền thoại từ thời Vua Hùng !

 - Từ xưa đến nay người dân làng Cổ Định (xã Tân Ninh, huyện Triệu Sơn, Thanh Hóa)
phát âm rất lạ, người ở nơi khác nghe như vịt nghe sấm. 

Nơi đây là xứ sở của nhà cổ và nơi nổi danh của nhiều vị tướng huyền thoại.
Nước nhiễm quặng tạo nên thổ ngữ lạ?
Để tìm hiểu về gốc tích của ngôi làng cổ nơi đây chúng tôi đã đi tìm gặp những cụ
cao niên. Cụ Lê Bật Cương (năm nay 90 tuổi ở xóm Mậu) là một thầy giáo về Hưu
và đã dành nhiều thời gian để nghiên cứu về ngôi làng của mình. Cụ Cương cho
biết, theo truyền lại của các cụ xưa kia thì làng có từ thời vua Hùng. Mảnh
đất nơi đây chứa đựng nhiều điều huyền bí mà cho đến nay, chính những người
ăn đời ở kiếp nơi đây cũng không thể lý giải được. Một trong những điều bí ẩn đó
là tiếng nói.


Nguồn http://tanninh.blogspot.com/
http://tanninh.blogspot.com/
 Một góc làng Cổ Định nay.
Theo cụ Cương, thổ ngữ đó có từ thời vua Hùng hay ít nhất cũng phải có từ thời
 bà Triệu Thị Trinh kiêu binh, mãi võ trên núi Nưa để đánh đuổi giặc Ngô xâm 
lược. Việc người dân trong làng phát âm như vậy, xét về ngữ nghĩa đều không 
đúng với cách phát âm của tiếng Việt hiện nay. Tuy nhiên, nó là thổ ngữ của 
cha ông xưa, nên trong cuộc sống hằng ngày người dân vẫn dùng.
Cụ Cương dẫn chúng tôi ra sân giếng, chỉ xuống đất và bảo: Đó là một trong 
những nguyên nhân khiến tiếng nói của người dân nơi đây khác với nơi khác
. Vùng đất đây nơi đâu cũng có quặng cromit. Chính vì dưới lòng đất nhiều 
quặng, khiến cho nước giếng khoan lên vàng ố. Để sử dụng được ông Cương 
và người dân nơi đây phải lọc qua rất nhiều lần.
Ông Lê Văn Sơn, Trưởng ban Văn hóa xã Tân Ninh cho hay, vùng đất nơi 
đây có từ lâu đời, lời ăn tiếng nói đó chỉ có ở nơi đây, các huyện lân cận 
không có. Hằng ngày, người dân nơi đây vẫn dùng thổ ngữ đó để nói chuyện,
 nó như là đặc sản của quê hương mình.
Nguồn http://tanninh.blogspot.com/
http://tanninh.blogspot.com/
Ông Xuân có nhiều năm nghiên cứu về làng Cổ Định. 
Ngôi làng có 4 vị quan đi xứ ở Trung Quốc
Ông Sơn cho biết, Cổ Định là vùng đất địa linh, nhân kiệt sản sinh 4 vị quan 
được lưu truyền trong sử sách. Trong số các vị quan đó, cụ Hoàng Giáp
 Bật Tứ là người nổi danh nhất, cụ được Nhà nước  xây dựng đền thờ và 
công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1998.
Để hiểu rõ hơn về cuộc đời của cụ Lê Bật Tứ, chúng tôi đã tìm về xóm 9,
xã Tân Ninh tìm gặp ông Lê Bật Xuân, người họ hàng thân thích với cụ
Lê Bật Tứ. Ông Xuân là sĩ quan quân đội về hưu và đã có nhiều thời gian
để nghiên cứu sử sách về vùng đất quê mình.  
Cụ Lê Bật Tứ có tuổi thơ khá bất hạnh, khi mới ra đời được một tuần 
thì không may người cha lâm bệnh nặng qua đời. Để lại người vợ trẻ 
cùng 5 người con bơ vơ. Thời kỳ lúc đó lâm vào cảnh Nam - Bắc triều 
(Trịnh Nguyễn phân tranh) các cuộc chiến  tranh liên tục xảy ra. Vì thế,
đẩy người dân vào cảnh đói rách. Người mẹ của cụ Lê Bật Tứ cũng qua
 đời khi ông lên 8 tuổi, bởi làm việc nhiều quá khiến suy kiệt sức khoẻ.
Dù khó khăn vất vả, nhưng anh em ông đều dành thời gian, công sức 
dùi màu kinh sử quyết trí học hành. Sự cố gắng đó cũng được đền 
đáp khi hai người anh là Lê Bật Trực và Lê Bật Hiền thi đậu cử nhân 
để làm quan giúp dân, cứu nước. Riêng cụ Lê Bật Tứ dù đỗ đạt cả 
hai khoa thi Hương ở Sơn Tây và Thanh Hóa, nhưng cụ chưa ra 
làm quan mà trau dồi sách vở. Đến năm Mậu Tuấn - Quang Hưng 
thứ 21, Lê Thế Tông (1589) cụ đã tham gia thi Hội và đã đỗ, cụ 
đứng thứ 2 trong số 5 tiến sĩ. Hiện trong Văn Miếu - Quốc Tử Giám 
vẫn còn tấm bia khắc tên cụ. 
Ông Xuân cho biết, cụ Tứ là người tài cao, đức độ nên cụ luôn được vua
 chúa tin cẩn giao nhiều trọng trách cao quý. Đặc biệt, năm 1608, cụ được
 nhà vua cử làm Chánh sứ sang Trung Quốc. Khi sang bên đó cụ còn đề 
nghị họ công nhận độc lập cho nước nhà. Cụ sinh sống bên đó 8 năm 
liền một cách bình an vô sự. Chính vua quan ta ở nước nhà, nhiều lần lo 
sợ cụ Tứ sẽ khó trở về khi có lời lẽ có phần xúc phạm tới quân Trung 
Quốc. Nhưng bằng sự mưu trí, dũng cảm cụ đã thoát khỏi sự giăng 
bẫy của kẻ thù.
Nguồn http://tanninh.blogspot.com/
                                  http://tanninh.blogspot.com/
Ông Lê Đình Vẻ - xóm 5 - xã Tân Ninh, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa
Trải qua gần 100 năm, nhưng cây cột nhà gia đình ông Vẻ vẫn đen nhánh. 
Xứ sở của nhà cổ
Ông Sơn cho hay, hiện ở xã Tân Ninh có khoảng 40 ngôi nhà cổ, trong 
đó có 13 ngôi nhà trên 110 tuổi. Theo tìm hiểu của chúng tôi, trước đây
 từng có một ngôi nhà cổ do gia đình ông Lê Xuân Đồng sở hữu, ngôi 
nhà này có từ năm 1843. Trước đây, nó được công nhận là di tích
 lịch sử - văn hóa cấp quốc gia. Nhưng do thời gian tồn tại lâu đời, ngôi 
nhà dần xuống cấp, trong khi đó gia chủ không có tiền tu bổ. Khi họ báo 
cáo với chính quyền xin tiền sửa sang thì các cấp ngành đều lặng im. 
Sau đó, có một giám đốc doanh nghiệp đã tìm về mua lại ngôi  nhà đó
 với giá 150 triệu đồng.
Gia đình ông Lê Đình Vẻ (xóm 5, Tân Ninh) hiện còn giữ được ngôi nhà 
gần 100 năm khá nguyên vẹn. Ông Vẻ cho biết, ngôi nhà ông đang ở
hiện còn hơn cả tuổi người mẹ thân sinh ra ông (cụ hơn 91 tuổi). Theo 
các cụ già kể lại ngôi nhà 5 gian này làm chủ yếu bằng gỗ lim, những 
cây gỗ này được lấy tận trên rừng núi của huyện Như Xuân, sau đó đưa
 về nơi đây bằng đường sông. Ngôi nhà này ông Vẻ chỉ nâng cấp nền 
móng cho cao lên, chứ hầu như nó vẫn còn nguyên vẹn. Những cây 
cột trong nhà vẫn còn đen bóng, không có vết nứt toác của thời gian. 
Chục năm trước, có một nhóm người ở Hà Nội về vào nhà ông Vẻ nhìn
 ngắm ngôi nhà. Sau một hồi bàn thảo, họ đưa ra giá 90 triệu đồng. 
Ban đầu, dù không định bán, nhưng trước số tiền lớn như vậy vợ chồng 
ông Vẻ cũng đã phải ngồi với nhau để bàn bạc. Ông thì muốn giữ ngô
i nhà cho con cháu sau này, nhưng vợ thì muốn bán kiếm món tiền để
 lo cho con cái học hành. Thấy vợ chồng ông chần chừ, nhóm người 
đó quyết định nâng giá lên trên 100 triệu đồng. Trước món tiền khổng 
ồ đó, vợ chồng ông gật đầu nhận lời. Nhóm người đặt trước cho vợ 
chồng ông phần tiền hẹn ngày về dỡ nhà. Ít ngày sau, vợ chồng
ông Vẻ nghe người ta bàn tán, bảo giá trị của ngôi nhà này còn 
nhiều hơn thế, bán thế thì rẻ quá. Thế rồi, ông gọi điện hoàn lại tiền
 và cương quyết không bán nữa.
"Vừa rồi, có một đại gia đến thăm nhà, họ rất thích chất liệu gỗ làm 
nhà. Họ đã trả giá lên đến 200 triệu đồng, nhưng vợ chồng tôi 
không bán. Tôi giữ nhà lại làm kỷ vật cho con cháu", ông Vẻ tâm sự.
Tân Ninh là vùng đất cổ, chứa đựng nhiều giá trị của lịch sử. Những
giá trị đó đang được con cháu trong vùng phát huy. Hằng năm, trong
xã đều có trên 50 em đỗ đạt đại học. Trong xã, có nhiều người làm
 quan chức ở trong và ngoài tỉnh.
Ông Lê Văn Sơn (Trưởng ban Văn hóa xã Tân Ninh)
Đức Lợi
Liên hệ Mua mẫu






    Thông tin liên hệ

    QUẢNG CÁO TRỊNH GIA

    Skype: trinhthangtn

    Email: trinhthangtn@gmail.com

    Địa chỉ: 175 Long Vân - Xã Đồng Lợi - Huyện Triệu Sơn - Thanh Hóa

    Điện thoại:- 0912688861

    Thông tin chuyển khoản

    Ngân hàng Agribank CN Từ Sơn 2

    Chủ tài khoản: Trịnh Đình Thắng

    Số tài khoản: 2603205136357

    Nhận xét

    Bản đồ

    0912 6888 61
    0912 6888 61
    Chat Zalo
    Chat Zalo
    Liên hệ
    Liên hệ
    0912 6888 61